Viêm mũi dị ứng khi thời tiết giao mùa, phòng tránh như thế nào?

Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến, dễ gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Viêm mũi là tình trạng niêm mạc mũi phản ứng với các yếu tố dị nguyên hô hấp. Vậy cách phòng tránh thế nào? tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi là tình trạng niêm mạc mũi phản ứng khi tiếp xúc với các yếu tố dị ngu

yên hô hấp, gây nên các triệu chứng đặc trưng: ngạt mũi, ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi.

Bệnh viêm mũi dị ứng thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa. Bệnh tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng lại gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của người bệnh

Căn bệnh cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng.

Nguyên nhân

Do phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các vật lạ được gọi là kháng nguyên hay dị nguyên, có thể là:

Bụi, phấn hoa, hóa chất, bông, vải sợi, lông chó mèo, ký sinh trùng, khói, một số dược phẩm, do thời tiết thất thường.

Các tác nhân này đều phổ biến ở nước ta và chúng đóng vai trò là các kháng nguyên, khi gặp các kháng thể tương ứng trong cơ thể, lập tức sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng, gọi là dị ứng.

Phản ứng này xảy ra ở ngay lớp nhầy niêm mạc của đường hô hấp trên, gây ra hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc với các biểu hiện như: ngứa mũi, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi.

Khi chuyển mùa hay khi thời tiết thay đổi liên quan đến thay đổi nồng độ phấn hoa, cùng với thời tiết nóng ẩm, là môi trường thuận lợi cho bào tử, nấm mốc, ký sinh trùng gây bệnh phát triển.

Ngoài ra, cơ địa dị ứng có liên quan mật thiết đến bệnh viêm mũi dị ứng, những người có cơ địa dị ứng, có tỉ lệ mắc cao hơn người bình thường

Bệnh nhân cảm thấy cay cay trong mũi, hắt hơi liên tục, ngứa mũi

Bệnh nhân có thể thấy cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt

Bệnh nhân bị chảy nhiều nước mũi, trong như nước lã

Bệnh nhân rát bỏng vòm hầu, họng

Các triệu chứng xuất hiện thành nhiều cơn vào ban ngày, đặc biệt vào lúc sáng sớm, khi vừa ngủ dậy. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng này có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần

Phòng và điều trị viêm mũi dị ứng

Không nên nuôi chó mèo trong nhà.

Tiến hành vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, để hạn chế ký sinh trùng phát triển.

Giữ cho nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt nhằm hạn chế nấm mốc phát triển.

Bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng hằng ngày, đánh sau khi ăn, trước và sau khi đi ngủ.

Bệnh nhân cần tránh và hạn chế tiếp xúc với bụi bằng cách đeo khẩu trang khi quét dọn nhà cửa và khi đi ra đường.

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, áp thấp nhiệt đới, bão lụt,… những người có cơ địa dị ứng cần phải giữ ấm cơ thể.

Như vậy, thời điểm chuyển mùa cũng là tác nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng, bạn nên phòng tránh bằng cách thực hiện các gợi ý trên.

>>> Đọc thêm tại đâyLý do thuốc kháng sinh Tolsus được gọi là khắc tinh của virus, vi khuẩn

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *