Chai chân thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nhưng lại khiến người bệnh đau, khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống. Vậy đâu là nguyên nhân gây chân chân và cách để điều trị dứt điểm tình trạng này? Cùng Dược Bảo Phương tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Chai chân là gì?

Chai là hiện tượng một vùng da bị sừng hóa, do quá sản các lớp thượng bì. Đặc biệt là quá sản ở lớp sừng và tổ chức đệm tạo thành một khối xơ. Hiện tượng xảy ra ở chân, tay và một số vùng da khác. Có thể là do yếu tố nghề nghiệp cần phải lặp lại sự đè ép ở một khu vực cụ thể.

Chai chân là vùng da chân tăng sinh dày lên, cứng hơn ở lớp biểu bì da và màu sắc khác so với những vùng da còn lại. Vết chai chân thường xuất hiện ở vị trí chịu nhiều lực tì đè như gót chân, đầu ngon chân, mắt cá chân, lòng bàn chân. Chúng có thể dày lên, đậm màu hơn nếu k được khắc phục. Kích thước vết chai ở chân dao động từ vài mm đến vài cm.

Nguyên nhân hình thành vết chai chân

  • Thường xuyên đi giày dép chật khiến da chân chịu tác động của lực ma sát lây ngày. Các ngon chân bị chèn ép dẫn đến bị chai dưới bàn chân.
  • Thói quen sinh hoạt như ngồi lâu, tì đè nhiều. Dẫn đến vết chai ở mắt cá chân, dưới ngón chân.
  • Đi sai tư thế. Cách đi không đồng đều, dồn lực vào một số điểm cụ thể trên chân (như bị chai gót chân hoặc mũi bàn chân chai) có thể gây ra sự ma sát và áp lực quá mức, dẫn đến chai chân.
  • Những nghề nghiệp yêu cầu đứng lâu hoặc di chuyển liên tục như công nhân, giáo viên, nhân viên bán hàng dễ mắc phải tình trạng chai chân.
  • Da khô và thiếu độ ẩm cũng dễ bị chai hơn, vì da mất đi tính đàn hồi và khả năng chịu áp lực, dẫn đến dễ bị tổn thương.

Một số phương pháp điều trị chai chân tại nhà

Hiện có một số phương pháp dân gian để chữa chai chân tại nhà. Được sử dụng bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên tự nhiên, an toàn và dễ thực hiện. Cùng Dược Bảo Phương tìm hiểu nhé.

1. Ngâm chân bằng nước muối và chanh

  • Nguyên liệu: 1-2 muỗng canh muối, 1 quả chanh và nước ấm.
  • Cách thực hiện: Ngâm chân vào chậu nước ấm pha muối và chanh trong 15-20 phút. Muối giúp làm mềm da, còn chanh có tính axit tự nhiên giúp tẩy tế bào chết. Sau khi ngâm, bạn có thể dùng đá bọt để nhẹ nhàng chà xát vùng da chai.
  • Tần suất: Thực hiện 2-3 lần/tuần.

2. Sử dụng giấm táo

  • Nguyên liệu: 1 phần giấm táo và 1 phần nước.
  • Cách thực hiện: Ngâm miếng bông hoặc băng gạc vào hỗn hợp giấm táo và đắp lên vùng da bị chai, cố định bằng băng keo và để qua đêm. Giấm táo có tính axit nhẹ, giúp làm mềm và loại bỏ các lớp da cứng.
  • Tần suất: Làm 1-2 lần mỗi ngày cho đến khi vùng da chai mềm ra.

3. Tỏi và dầu oliu

  • Nguyên liệu: 2-3 tép tỏi và 1 muỗng canh dầu oliu.
  • Cách thực hiện: Giã nhuyễn tỏi và trộn với dầu oliu, sau đó đắp hỗn hợp này lên vùng da bị chai và dùng băng keo cố định trong 30 phút đến 1 giờ. Tỏi có tính kháng khuẩn và dầu oliu giúp làm mềm da, hỗ trợ loại bỏ da chai.
  • Tần suất: Thực hiện 2-3 lần/tuần.

4. Sử dụng hành tây

  • Nguyên liệu: 1 củ hành tây.
  • Cách thực hiện: Cắt hành tây thành lát mỏng và đặt lên vùng da chai, sau đó dùng băng gạc cố định và để qua đêm. Hành tây có tính axit tự nhiên, giúp làm mềm vùng da cứng.
  • Tần suất: Làm đều đặn mỗi tối cho đến khi vùng da chai mờ đi.

5. Dầu dừa và đá bọt

  • Nguyên liệu: Dầu dừa nguyên chất.
  • Cách thực hiện: Trước khi đi ngủ, thoa một lớp dầu dừa lên vùng da bị chai, sau đó massage nhẹ nhàng. Dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm và làm mềm da rất tốt. Sáng hôm sau, dùng đá bọt để nhẹ nhàng chà vùng da chai.
  • Tần suất: Làm hàng ngày cho đến khi vùng da mềm ra.

6. Lô hội (nha đam)

  • Nguyên liệu: Lá lô hội tươi.
  • Cách thực hiện: Lấy gel lô hội từ lá tươi và thoa trực tiếp lên vùng da bị chai. Gel lô hội có tính làm mát, dưỡng ẩm và giúp làm mềm da, đồng thời giúp làm lành nhanh các vết chai.
  • Tần suất: Bôi gel lô hội 2-3 lần/ngày.

7. Baking soda và nước chanh

  • Nguyên liệu: 2 muỗng canh baking soda, 1 muỗng canh nước chanh.
  • Cách thực hiện: Trộn baking soda với nước chanh để tạo thành hỗn hợp sệt. Bôi hỗn hợp này lên vùng da bị chai, để trong 10-15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Baking soda có tác dụng tẩy tế bào chết, trong khi chanh giúp làm mềm da.
  • Tần suất: Thực hiện 2 lần/tuần.

Lưu ý:

  • Không chà xát quá mạnh vùng da chai để tránh gây tổn thương da hoặc nhiễm trùng.
  • Sau khi thực hiện các phương pháp trên, nên dưỡng ẩm vùng da chân bằng kem dưỡng hoặc dầu dừa để giữ cho da mềm mại.

8. Dùng thuốc bôi

  • Thuốc bôi có chứa salicylic acid thường được khuyến cáo để điều trị chai chân. Thuốc này giúp làm mềm và loại bỏ các lớp da dày. Bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
  • Viêm da Bảo Phương trị chai chân hiệu quả. Các thành phần từ thiên nhiên được điều chế trong thuốc giúp làm mềm và làm bong lớp da sừng hóa, giúp dễ dàng loại bỏ lớp da cứng. Viêm da Bảo Phương được đánh giá cao bởi hiệu quả trị sùi mào gà, trị mụn cơm mụn cóc, chai chân dứt điểm, đơn giản, tiết kiệm tại nhà.

Tại sao cần phải điều trị chai chân

Điều trị bàn chân có cục chai là cần thiết vì nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, sẽ gây ra những vấn đề sau:

  • Gây đay đớn và khó chịu khi tham gia các hoạt động hằng ngày. Khi da chai càng ngày càng dày hơn. Nó có thể gây ra đau đớn, khó chịu khi đứng dậy, đi bộ,…
  • Nguy cơ nhiễm trùng do da dễ bị nứt nẻ do khô ráp. Đặc biệt là ở gót chân. Các vết nứt có thể trở thành lối vào cho vi khuẩn và các tác nhân gây nhiễm trùng. Khi vùng da bị chai bị nhiễm trùng, có thể xuất hiện mủ, viêm, đau đớn nghiêm trọng hơn, và nếu không được điều trị, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
  • Chai chân không được điều trị có thể làm thay đổi cách bạn di chuyển, làm cơ thể phải điều chỉnh tư thế để tránh đau. Điều này có thể gây ra các vấn đề về cơ xương khớp, đặc biệt là ở gối, hông và cột sống do tư thế sai lệch.
  • Mất thẩm mỹ kho mang giày dép hở hoặc đi chân trần.

Trên đây là những thông tin về bệnh chai chân và cách chữa trị hiệu quả. Dù đây là loại tổn thương lành tình, không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên không nên chủ quan mà hãy tìm cách điều trị kịp thời. Chúc bạn thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *