Nổi mẩn ngứa là một phản ứng bất thường của da, biểu hiện bằng các nốt mẩn đỏ, sưng hoặc phát ban trên bề mặt da kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể và có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ kích ứng da, dị ứng, đến các bệnh lý nội khoa. Ở bài viết này, cùng Dược Bảo Phương tìm hiểu về bệnh này nhé.
Bệnh nổi mẩn ngứa là gì?
Nổi mẩn là tình trạng da nổi lên nhiều nốt sần, ngứa ngáy từng mảng hoặc lan ra khắp người. Có thể xuất hiện từ đầu, mặt , cổ lưng hay chân tay. Chúng không có hình dạng hay kích thước nào cả. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài giờ rồi tự hết, với trường hợp nặng hơn có thể kéo dài dai dẳng trong nhiều ngày, nhiều tháng.
Đặc điểm của nổi mẩn ngứa
- Hình dạng: Các nốt mẩn có thể nhỏ như hạt hoặc kết hợp thành mảng lớn.
- Màu sắc: Thường có màu đỏ, hồng nhạt hoặc màu da bình thường.
- Cảm giác/ triệu chứng đi kèm: Ngứa, rát hoặc châm chích, từ nhẹ đến dữ dội. Có thể bong tróc, nứt nẻ hoặc chảy dịch mủ (trong trường hợp nặng)
- Thời gian tồn tại: Có thể xuất hiện nhanh và biến mất sau vài giờ, nhưng cũng có trường hợp kéo dài nhiều ngày hoặc tái phát thường xuyên.
Trong nhiều trường hợp, người bệnh chỉ ngứa râm ran mà không nổi mẩn nhưng không gây ngứa. Tuy nhiên triệu chứng này vẫn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mất tự tin và gây nhiều phiền toái trong cuộc sống.
Nguyên nhân phổ biến
Dị ứng:
- Thực phẩm: Hải sản, sữa, trứng, đậu phộng.
- Thuốc: Kháng sinh, giảm đau, thuốc chống viêm.
- Hóa chất: Nước hoa, mỹ phẩm, bột giặt, thuốc nhuộm.
Viêm da cơ địa và dị ứng tiếp xúc:
Do tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc dị ứng như kim loại, xà phòng, thực vật độc.
Côn trùng cắn hoặc tiếp xúc:
Muỗi, kiến, ong đốt, hoặc tiếp xúc với sâu lông.
Bệnh lý da liễu:
- Mề đay: Nổi mẩn ngứa, sưng phù cục bộ.
- Chàm (Eczema): Da khô, ngứa và đỏ.
- Zona thần kinh: Mẩn đỏ dọc theo dây thần kinh, có cảm giác đau rát.
Bệnh lý nội khoa:
Gan, thận, tiểu đường, hoặc rối loạn tuyến giáp.
Stress hoặc yếu tố tâm lý:
Căng thẳng kéo dài có thể gây kích ứng da và ngứa.
Nhiễm trùng và nấm:
Nấm da, ghẻ ngứa, hoặc nhiễm khuẩn trên da
Cách điều trị các nốt mẩn ngứa trên da
Cách xử lý tại nhà và làm dịu da
Làm dịu da:
Chườm lạnh: Dùng khăn sạch thấm nước lạnh để làm dịu vùng da ngứa.
Tắm với nước mát hoặc nước pha bột yến mạch.
Dùng kem bôi giảm ngứa:
Kem chứa calamine: Làm dịu ngứa và giảm kích ứng.
Kem hydrocortisone 1%: Giảm viêm, ngứa (sử dụng ngắn ngày và theo chỉ dẫn).
Thuốc bôi từ thảo dược thiên nhiên như viêm da bảo phương cũng được nhiều người bênh tin dùng về hiệu quả chữa mẩn da và không tác dụng phụ.
Tránh gãi hoặc cọ xát:
Gãi có thể làm tổn thương da, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Một số phương pháp tự nhiên giúp giảm ngứa:
- Dùng lá khế: Đun nước lá khế tươi và tắm hoặc rửa vùng da bị ngứa.
- Nước gừng: Nấu nước gừng tươi pha ấm để tắm.
- Bột yến mạch: Hòa bột yến mạch vào nước ấm để ngâm da, giảm ngứa hiệu quả.
Phòng ngừa tái phát
- Tránh tác nhân gây kích ứng: Xác định và tránh tiếp xúc với thực phẩm, hóa chất hoặc môi trường gây dị ứng.
- Giữ da sạch và khô: Duy trì vệ sinh cá nhân tốt và dùng sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng.
- Dưỡng ẩm thường xuyên: Ngăn ngừa da khô, một nguyên nhân phổ biến gây mẩn ngứa.
Nếu mẩn ngứa không cải thiện sau các biện pháp tại nhà, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Mẩn ngứa kéo dài trên 1 tuần hoặc lan rộng.
- Kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng: Khó thở, sưng môi, sốt, hoặc chảy dịch từ da.
- Ngứa dữ dội ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Trên đây là những thông tin về bệnh nổi mẩn ngứa mà bạn cần biết. Hy vọng những thông tin trên hữu ích tới bạn đọc. Chúc bạn thành công.