Thuốc điều trị tiểu đường type 2 là hiện tượng cơ thể vấn sản xuất insulin. Tuy nhiên số lượng này không đủ dùng hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, dẫn đến đường huyết tăng cao. Có nhiều loại thuốc để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Cùng Dược Bảo Phương tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Tiểu đường tuýp 2 là gì?
Tiểu đường tuýp 2 (hay đái tháo đường type 2) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, xảy ra khi cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả (kháng insulin) hoặc không sản xuất đủ insulin để duy trì mức đường huyết bình thường. Insulin là hormone giúp vận chuyển glucose từ máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng.
Nguyên nhân của tiểu đường tuýp 2
Bệnh phát triển do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm:
1, Kháng insulin: Các tế bào trong cơ thể không phản ứng hiệu quả với insulin, khiến glucose không được hấp thụ.
2, Suy giảm chức năng tế bào beta tuyến tụy: Tuyến tụy không sản xuất đủ insulin.
3, Yếu tố di truyền: Tiểu đường type 2 có tính di truyền cao.
4, Lối sống không lành mạnh:
- Chế độ ăn nhiều đường, chất béo, ít chất xơ.
- Lười vận động.
- Thừa cân, béo phì (đặc biệt mỡ bụng).
5, Tuổi tác: Thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi, nhưng đang ngày càng phổ biến ở người trẻ do lối sống hiện đại.
Triệu chứng của tiểu đường tuýp 2
Các triệu chứng thường phát triển chậm và không rõ ràng, bao gồm:
- Khát nước nhiều, uống nước liên tục.
- Tiểu nhiều lần, đặc biệt vào ban đêm.
- Mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Nhìn mờ.
- Vết thương lâu lành.
- Nhiễm trùng thường xuyên, đặc biệt nhiễm trùng da, đường tiểu.
Hậu quả nếu không điều trị bệnh
Nhiều người chủ quan về căn bệnh này tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng cấp tính: Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Dù hiếm gặp nhưng đây có thể là trường hợp xảy ra.
Biến chứng mãn tính:
- Tim mạch: Tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.
- Thận: Suy thận mãn tính.
- Mắt: Bệnh võng mạc tiểu đường, có thể dẫn đến mù lòa.
- Thần kinh: Tổn thương dây thần kinh, gây tê bì, đau, loét chân, nguy cơ cắt cụt chi.
- Nhiễm trùng: Nhiễm khuẩn thường xuyên, khó điều trị.
Điều trị và quản lý tiểu đường tuýp 2
1, Thay đổi lối sống:
Chế độ ăn uống cân bằng: Hạn chế đường, tinh bột, tăng cường rau xanh, chất xơ, thực phẩm lành mạnh.
Tập thể dục thường xuyên: Ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 lần/tuần.
Giảm cân nếu thừa cân.
2, Thuốc điều trị:
Các nhóm thuốc phổ biến điều trị tiểu đường type 2 bao gồm:
Metformin:
- Là lựa chọn hàng đầu trong điều trị tiểu đường type 2.
- Cơ chế: Giảm sản xuất glucose từ gan, cải thiện sự nhạy cảm insulin.
- Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy,…
Sulfonylurea:
- Kích thích tuyến tụy tiết insulin.
- Tác dụng phụ: Hạ đường huyết, tăng cân.
Thuốc ức chế DPP-4 (Sitagliptin, Vildagliptin, Linagliptin, Saxagliptin):
- Ức chế enzyme DPP-4, làm tăng nồng độ GLP-1 nội sinh. Giúp nkéo dài thời gian hoạt động của incretin, giúp giảm đường huyết.
- Ít nguy cơ hạ đường huyết, tác dụng phụ nhẹ. Zlatko 100 chứa Sitagliptin với hàm lượng 100 mg làm tăng nồng độ các hormone incretin (GLP-1 và GIP), giúp tăng tiết insulin khi đường huyết cao và giảm sản xuất glucose ở gan.
Thuốc ức chế SGLT2 (ức chế đồng vận chuyển natri-glucose 2)
- Giảm tái hấp thu glucose ở thận, giúp đào thải glucose qua nước tiểu.
- Lợi ích: Giảm cân, hạ huyết áp, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.
- Tác dụng phụ: Nhiễm trùng đường tiểu, nấm âm đạo.
Thuốc chủ vận thụ thể GLP-1
- Tăng tiết insulin, giảm tiết glucagon, làm chậm tiêu hóa thức ăn.
- Thuốc có thể sử dụng phối hợp với nhiều nhóm thuốc điều trị đái tháo đường khác. Nhưng ngoại trừ nhóm thuốc ức chế DPP-4 giúp kiểm soát đường huyết.
- Tác dụng phụ: Tiêu chảy, buồn nôn,… và ít có nguy cơ hạ đường huyết
Nhóm Thiazolidinediones
- Tăng nhạy cảm insulin tại cơ và mô mỡ.
- Tác dụng phụ: Tăng cân, giữ nước, nguy cơ suy tim.
Nhóm insulin (nếu cần thiết)
- Khi các thuốc uống không đủ hiệu quả, bác sĩ có thể kê insulin (ngắn hạn hoặc dài hạn) để kiểm soát đường huyết.
3, Theo dõi định kỳ:
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên.
- Thăm khám bác sĩ định kỳ để phát hiện và quản lý biến chứng.
4, Lưu ý trong quá trình điều trị
- Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, cân nặng, mức độ kiểm soát đường huyết, chức năng gan thận và các bệnh lý đi kèm.
- Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và theo dõi đường huyết định kỳ.
- Kết hợp lối sống lành mạnh (chế độ ăn ít đường, chất béo, tập thể dục đều đặn) sẽ tối ưu hiệu quả điều trị.
Tiểu đường tuýp 2 là bệnh mãn tính nhưng có thể kiểm soát tốt. Tuân thủ phác đồ điều trị và duy trì lối sống lành mạnh là yếu tố quan trọng để sống khỏe mạnh cùng bệnh. Hy vọng những thông tin trên hữu ích tới bạn. Chúc bạn thành công.