5 Chiến lược kinh doanh nhà thuốc

Chiến lược kinh doanh nhà thuốc là yếu tố đầu tiên mà bạn cần biết khi lập kế hoạch mở nhà thuốc. Chúng tôi sẽ giới thiệu 5 chiến lược mà nhà thuốc nhất định phải biết.

Thay đổi cấu trúc mặt bằng – chiến lược kinh doanh nhà thuốc không lỗi thời 

Bức đầu tiên trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh nhà thuốc chính là xem xét lại sơ đồ nhà thuốc. Có vẻ yếu tố này không hề liên quan đến việc tăng doanh số bán hàng cho nhà thuốc, nhưng nhiều nghiên cứu về tâm lý khách hàng trong lĩnh vực bán lẻ cho thấy rằng hiệu thuốc của bạn càng tạo được thiện cảm nhờ không gian sang trọng, hiện đại thì càng tăng được lượng khách trung thành.

Tiếp theo, vị trí ngồi của bạn và nhân viên có nhìn thấy khách hàng ngay khi bước vào nhà thuốc hay không?

Và cuối cùng là khách hàng có thể dừng xe máy khi vào tiệm mua thuốc và dễ dàng quay đầu xe khi đi ra hay không?

Còn vị trí bàn thuốc và bàn thanh toán thì sao? Làm thế nào khi đông khách? Nếu khách hàng đứng gần quầy thì có sợ bị trộm tiền không? Nên đặt camera chỗ nào là hợp lý? Bên cạnh đó, phần thiết kế của hàng, biển hiệu, cách sắp xếp thuốc như thế nào? Hãy đặt ra những câu hỏi như vậy để có thể lên ý tưởng tốt nhất.

Nếu tận dụng tốt mặt bằng của hiệu thuốc, thì đó là một cơ hội để tăng doanh thu hiệu quả. Bạn có thể quảng bá về thương hiệu của mình, tổ chức các chương trình, hoạt động nhằm quảng cáo cho các sản phẩm dịch vụ của nhà thuốc.

Một cách khác để tạo sự mới mẻ và thu hút khách hàng quay trở lại nhà thuốc khi có nhu cầu, chính là thay đổi vị trí đồ đạc trong nhà thuốc, cũng khá thú vị phải không nào?

Hiệu thuốc dưới con mắt của một khách hàng

Hãy đặt mình vào vai trò của một khách hàng, bước vào cửa hàng là một vị khách hàng khó tính. Hãy đánh giá mọi thứ và thử đặt câu hỏi rằng: với quầy thuốc như thế này, liệu có thể tin tưởng và giao phó sức khỏe của mình cho hiệu thuốc này không?

Dựa trên những cảm quan thực tế, bạn hãy cảm nhận, nếu đột nhiên cảm thấy do dự, không an toàn thì chắc chắn sẽ không lấy được sự tin tưởng của khách hàng. Hãy thử quan sát các hiệu thuốc khác trên thị trường, đồng thời thu thập ý kiến nhân viên, tốt nhất là ý kiến của khách hàng khu vực bạn kinh doanh.

Đào tạo về upsell và cross sell

Phương pháp này có hiệu quả trong việc tăng doanh số bán hàng, nhưng vẫn xây dựng được tệp khách hàng thân thiết, 2 phương pháp này được coi là nghệ thuật bán hàng đôi bên cùng có lợi, khách hàng được mua sản phẩm với giá hời hơn, nhà thuốc cũng tăng doanh số.

Upsell là kỹ thuật bán sản phẩm cao cấp hơn và có giá đắt hơn mà khách hàng muốn sở hữu. Cross sell là bán kèm, bán chéo  là cách bán các dịch vụ gia tăng, liên quan đến sản phẩm khách hàng mong muốn, với mức rẻ hơn nhiều so với giá gốc.

Điều quan trọng trong nghệ thuật bán thêm, bán kèm là không làm cho khách hàng cảm thấy như đang bị ép mua hoặc bạn đang kiếm tiền từ sức khỏe của họ.

Luôn theo sát tình hình kinh doanh

Bạn cần theo sát mục tiêu đã đặt ra theo từng ngày, từng tuần, từng quý, từng năm. Việc kiểm soát tình hình hoạt động kinh doanh sẽ là một trong những cách giúp bạn nắm bắt được tình hình, để kịp thời đưa ra những chiến lược phù hợp nhất với thực tế. Dựa vào những con số biết nói, nhà quản trị có thể nắm bắt được rằng sản phẩm nào đang được ưa chuộng, dòng thuốc nào đang bán chậm hay không đem lại doanh thu, từ đó có thể giúp người quản lý giảm thiểu rủi ro kinh doanh.

Kết hợp bán thuốc online và offline

Với sự bùng nổ của mạng xã hội cùng các nền tảng bán hàng trực tuyến, chúng ta có thể mua online tất cả mọi thứ, kể cả thuốc. Tuy nhiên, hình thức mua hàng online không được khuyến nghị, bởi bạn cần phải gặp trực tiếp các y bác sĩ để được thăm khám tình trạng bệnh thực tế.

Nhưng với thực phẩm chức năng đã quen như C sủi, vitamin trà đẹp, giảm cân, thì bạn hoàn toàn có thể mua online bất cứ lúc nào.

>>>> Đọc thêm 5 bước lập kế hoạch mở nhà thuốc cho người mới bắt đầu

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *