Mô hình SWOT của nhà thuốc trong thực tế – Phần 1
Mô hình SWOT của nhà thuốc là một trong những yếu tố hàng đầu khi bắt đầu lập chiến lược kinh doanh. Để tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta cùng phân tích trước 2 yếu tố: điểm mạnh và điểm yếu của nhà thuốc.
Điểm mạnh của nhà thuốc
Khả năng phân phối tới mọi người
Trong một khu dân cư sinh sống, có nhiều đối tượng khách hàng có mức thu nhập khác nhau. Nếu nhà thuốc của bạn có thể cung cấp đầy đủ tất cả các loại dược phẩm theo nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng thì bạn sẽ sở hưu một tệp khách hàng vô cùng tiềm năng. Cũng có thể nói, nhà thuốc của bạn được ví như tủ thuốc của mọi nhà.
Độ tin tưởng cao
Nhà thuốc cũng là một nơi làm việc liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người. Đội ngũ dược sĩ dày dặn kinh nghiệm, ngoài bán thuốc còn có các dịch vụ tư vấn bên ngoài, hoặc kê đơn theo như cầu của khách hàng thì đó sẽ là một lợi thế lớn.
Hơn nữa, nếu nhà thuốc đăng ký tiêu chuẩn chuẩn của Bộ y tế, hoặc tuân theo quy định về vệ sinh, quy chuẩn của ngành dược, tuân theo các quy định về vệ sinh, quy chuẩn của ngành dược, cơ quan liên ngành thì sẽ tạo được sự tin tưởng và nâng cao uy tín của nhà thuốc
Chú ý tới chất lượng thuốc
Hãy đặt ra các câu hỏi về nhà thuốc của bạn:
Thuốc có chất lượng đảm bảo không?
Quy trình quản lý, bảo quản thuốc theo quy định
Hệ thống kiểm kho
Một nhà thuốc lý tưởng thì khâu quản lý kho cũng vô cùng quan trọng, từ nguồn gốc xuất xứ, bảo quản, …
Khả năng tương tác với khách hàng
Khách hàng đến với nhà thuốc của bạn chưa chắc chỉ tồn tại một vấn đề về sức khỏe, mà còn có cả thêm các vấn đề tâm lý, tiền bạc,… Vậy khi nghe những lời chia sẻ của bệnh nhân, bạn sẽ có thái độ như thế nào? Khả năng tương tác, lắng nghe bệnh nhân là điều không thể thiếu khi bán thuốc. Việc lắng nghe bệnh nhân một cách chu đáo sẽ giúp bạn và nhân viên hiểu nhu cầu và mong muốn của Khách hàng nhằm đưa ra những lời khuyên về thuốc một cách phù hợp nhất.
Điểm yếu của nhà thuốc
Thiếu kế hoạch kinh doanh, mục tiêu, doanh số
Việc phác thảo một mục tiêu kinh doanh, có thể là doanh số hoặc tăng độ hài lòng của khách hàng sẽ giúp bạn có kế hoạch kinh doanh cụ thể, các hoạt động cần thiết để nâng cao hiệu quả, hoạt động của nhà thuốc
Không có đào tạo thích hợp cho nhân viên
Nhân viên của hiệu thuốc phải là người có kiến thức về thuốc và các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, đấy không phải tất cả những gì dược sĩ cần có. Nếu có khóa đào tạo thích hợp cho nhân vien thì nhà thuốc của bạn sẽ đạt được sự đồng đều trong việc tiếp cận khách hàng hay giải quyết các vấn đề, chu trình quản lý thuốc. Một khóa đào tạo ngắn hạn về nhà thuốc, các khóa đào tạo nghiệp vụ nâng cao năng lực cho nhân viên có thể là một giải pháp phù hợp.
Không có các công cụ hay thiết bị hỗ trợ
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ngành dược cũng phải chạy theo xu hướng của thời đại. Nếu bạn là chủ một nhà thuốc thì hãy thử nghĩ đến các thiết bị như đo huyết áp, mỡ máu, lượng đường trong cơ thể, hay các hệ thống quản lý đơn bán hàng.
Không có hệ thống lưu trữ dữ liệu
Nhà thuốc của bạn đang quản lý đơn thuốc hay lịch sử mua hàng như thế nào? Nếu không có bất kỳ phương pháp nào đáng tin cậy thì bạn có thể cân nhắc mua một hệ thống lưu trữ dữ liệu cho nhà thuốc. Việc không có hệ thống lưu trữ, khiến thông tin bệnh sử của bệnh nhân bị bỏ sót, khó theo dõi. Thậm chí, điều này khiến cho phản ứng của nhân viên bị chậm và khó xử lý tình huống.
Cơ cấu tổ chức không rõ ràng
Nếu nhà thuốc của bạn có quy mô lớn, thì việc cân nhắc về cơ cấu tổ chức là điều cần phải làm. Khi bạn không có cơ cấu nhà thuốc rõ ràng, sẽ dẫn tới ít sự lơ là, giám sát, cũng như kiểm tra hoạt động hằng ngày của nhân viên.
Nhân viên bị mơ hồ về vị trí của mình, không biết báo cáo với ai khi xảy ra sự cố, dẫn đến những hành động tự quyết, không màng tới danh lợi công ty.
>>> Đọc thêm Phân tích SWOT nhà thuốc – loại đối thủ cạnh tranh