Rối loạn tiền đình: tất tần tật những điều cần biết (phần 1)

Rối loạn tiền đình là một bệnh phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng Baphaco tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh lý này nhé.

Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là một trong những bộ phận khá phức tạp của hệ thần kinh, nằm ở vị trí phía sau ốc tai. Bộ phận này có nhiệm vụ duy trì sự thăng bằng khi thực hiện các tư thế,  hoạt động, cử động và phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận cử động như tay, chân, mắt, thân người…

Hội chứng rối loạn tiền đình hay còn gọi là rối loạn chức năng tiền đình có tên tiếng Anh là Vestibular disorder. Cụm từ này dùng để chỉ sự rối loạn trong quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình khi dây thần kinh số VIII và các đường liên kết bị tắc nghẽn. Lúc này chức năng tiền đình bị tổn thương và được biểu hiện thông qua một số triệu chứng như mất thăng bằng, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn…

Trong đó, dây thần kinh số VIII là thần kinh cảm giác được cấu tạo 2 phần gồm thần kinh ốc tai (đảm nhiệm về thính giác) và thần kinh tiền đình (đảm nhiệm chức năng cảm giác thăng bằng). Bộ phận này hoạt động theo cơ chế như sau, xuất phát từ cầu não, đi vào vùng xương đá thông qua ống lỗ tai trong, đây là sợi dây truyền dẫn thông tin giúp điều khiển hệ thống tiền đình hoạt động để giữ sự thăng bằng cho cơ thể.

Phân loại và triệu chứng các dạng bệnh

Rối loạn tiền đình ngoại biên

Dạng rối loạn này xảy ra ngay ở bên trong tai như sỏi tai trôi trong ống bán khuyên hoặc dính chặt vào đài tai. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng biểu hiện rõ rệt:

  • Mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, dễ bị loạng choạng, đứng không vững
  • Rối loạn thính giác, ù tai, suy giảm thính lực, nghe kém hoặc điếc vĩnh viễn, luôn có cảm giác ù, nhất là vào ban đêm
  • Hạ huyết áp, thiếu tập trung, người mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên
  • Buồn nôn và nôn ói dữ dội
  • Nhãn cầu rung giật

Thậm chí một số trường hợp bị rối loạn tiền đình ngoại biên mức độ nặng và kéo dài khiến người bệnh không thể đi đứng hay thay đổi tư thế dễ dàng được. Các triệu chứng lúc này khá nghiêm trọng như chóng mặt dữ dội, kèm theo buồn nôn, nôn ói, ù tai, nặng đầu, suy giảm thính lực, vã mồ hôi, giảm nhịp tim, khó tập trung, rối loạn vận mạch… và nguy hiểm nhất là té ngã, chấn thương do mất kiểm soát thăng bằng.

Rối loạn tiền đình trung ương

Đây là bệnh lý xuất phát từ các tổn thương nhân tiền đình trong thân não, tiểu não. Mặc dù bệnh này có tỷ lệ khá hiếm gặp nhưng lại rất phức tạp và nguy hiểm, dễ gây tổn thương não như tai biến mạch máu não, hệ động mạch sống nền sau cổ ở người lớn tuổi.

Nhóm bệnh này có tính chất nguy hiểm và khó chữa hơn rất nhiều so với nhóm bệnh gốc ngoại. Một số dấu hiệu của chứng bệnh này thường ít lộ rõ như:

  • Chóng mặt nhẹ, có cảm giác bồng bềnh lơ lửng, dáng đi như người say rượu, đi theo đường ziczac, không đi theo một đường thẳng;
  • Giảm thính lực, nghe kém, ù tai
  • Mất phối hợp và khó có thể làm chính xác các động tác như ngón tay chỉ mũi, lật xấp bàn tay
  • Rung giật nhãn cầu dọc, liên tục theo nhiều hướng;

Nguyên nhân

Các chuyên gia cho rằng có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình, cụ thể như sau:

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên

  • Viêm tiền đình;
  • Viêm thần kinh tiền định;
  • Virus Zona thần kinh, quai bị, thủy đậu gây ra liệt dây thần kinh tiền đình;
  • Viêm tai giữa
  • U và tắc nghẽn dây thần kinh số 8
  • Các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa như suy tuyến giáp, tiểu đường, tăng ure huyết…
  • Có các chấn thương, dị dạng ở tai trong;
  • Lỗ rò Perilymphatic (PLF)
  • Mắc chứng song thị (nhìn đôi)
  • Say tàu xe;
  • Tác dụng phụ của thuốc;

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình trung ương

  • Nhồi máu tiểu não
  • Hội chứng Wallenberg
  • Thoái hóa cột sống
  • Thiểu năng tuần hoàn não
  • Xơ vữa động mạch
  • Đau đầu do bệnh Migraine
  • Cống tiền đình giãn rộng (EVA)
  • Hạ huyết áp
  • U tiểu não
  • Giang mai thần kinh
  • Bệnh Parkinson

các yếu tố khác

  • Tuổi tác: Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc chứng bệnh này, nhưng những người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người trẻ tuổi. Theo một nghiên cứu cứ trung bình 100 người 40 tuổi trở lên thì có đến 35 người mắc chứng rối loạn tiền đình.
  • Người có tiền sử bị chóng mặt: Những người đã từng thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, đau đầu sẽ có nhiều khả năng mất thăng bằng trong tương lai và tăng nguy cơ bị mắc bệnh.
  • Do mất máu quá nhiều: Phụ nữ sau sinh, đau bụng đi cầu ra máu, nôn ra máu, mất nhiều máu do chấn thương… là những đối tượng có nguy cơ bị rối loạn tiền đình cao hơn so với người bình thường.
  • Các yếu tố khác: Do căng thẳng quá mức, lạm dụng quá nhiều chất kích thích như rượu bia, cà phê, do thời tiết quá khắc nghiệt, ăn trúng thức ăn có độc…

Những đối tượng dễ mắc bệnh

  • Người cao tuổi: Tuổi tác càng lớn thì càng dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình vì con người ở độ tuổi này bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, các cơ quan dần bị suy yếu.
  • Người bị stress kéo dài: Những người bị stress và căng thẳng kéo dài do áp lực công việc, các sự kiện, sự việc trong cuộc sống khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hormone Cortisol gây suy giảm chức năng hệ thống tiền đình, dẫn đến rối loạn và hoạt động sai lệch.
  • Những người lao động trí óc và dân văn phòng: Đây cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình vì phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính, ngồi lâu trong phòng lạnh. Khiến cho vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, mỏi lâu ngày gây co thắt động mạch cột sống thân nền, gây ra thiếu máu lên não.
  • Phụ nữ mang thai: Ốm nghén quá mức khi mang thai khiến người phụ nữ không ăn uống được dẫn đến thiếu dưỡng chất, kéo theo thiếu máu não và hoa mắt chóng mặt, choáng váng dẫn đến rối loạn tiền đình khi mang thai.

Đọc thêm các bài viết khác tại đây Viêm khớp dạng thấp: Các yếu tố gây bệnh, các đối tượng thường mắc phải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *