9 nguyên nhân khiến việc kinh doanh nhà thuốc ngày càng khó khăn

Việc kinh doanh nhà thuốc ngày càng khó khăn không chỉ vì các hiệu thuốc mọc lên như “nấm sau mưa”, khiến cho mức độ cạnh tranh trở lên gay gắt hơn, mà còn bởi những nguyên nhân mà chúng ta không ngờ tới. Đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết này nhé.

Nhân viên không được đào tạo tốt

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết tại sao nhà thuốc ngày càng mất khách, trong khi trước đó, vốn có rất nhiều, hãy cân nhắc đến lưu ý đầu tiên này nhé. Với những nhà thuốc lớn, số lượng nhân viên, dược sĩ bán hàng trực tiếp sẽ rất đông. Đây cũng là những người trò chuyện, tư vấn, bán hàng trực tiếp cho khách. Dù bạn đang vận hành cả một chuỗi nhà thuốc lớn, hay chỉ là một tiệm nhỏ thì quá trình tương tác với khách hàng vẫn là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, có rất nhiều nhân viên nhà thuốc chưa được đào tạo tốt về các nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, xử lý các tình huống. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến nhà thuốc của bạn ngày càng vắng khách.

Giờ kinh doanh nhà thuốc bị hạn chế

Mọi nhà thuốc đều có giờ kinh doanh được quy định rất rõ ràng, nhưng nếu nhà thuốc chỉ hoạt động vào các ngày trong tuần, hoặc chỉ hoạt động đến một khung giờ nhất định thì sẽ bị hạn chế đối tượng khách hàng. Hơn nữa, hiện nay có rất nhiều nhà thuốc hoạt động 24 giờ để đáp ứng nhu cầu của người bệnh. Việc ốm đau bệnh tật là điều chúng ta không thể biết trước, có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, việc hạn chế thời gian kinh doanh cũng là một trong các lý do của việc mất khách.

Kinh doanh nhà thuốc nhưng thiếu sự chuyên nghiệp

Với những hiệu thuốc nhỏ thì vấn đề này không được chú trọng cho lắm. Nhưng đối với những hiệu thuốc lớn hay mô hình chuỗi nhà thuốc thì đây lại là điều cần đảm bảo từ đồng phục, tác phong, quy trình bán hàng, tư vấn.

Tất cả đều cần phải chuyên nghiệp hóa, để khách hàng cảm nhận rõ sự khác biệt. Nếu như nhà thuốc của bạn cũng bán hàng theo cách thông thường, tư vấn hời hợt, lên đơn lâu, thanh toán chậm. Dù địa điểm rất thuận tiện với khách hàng đi chăng nữa thì họ vẫn sẽ rời đi để tìm một nhà thuốc gần đó nhưng chuyên nghiệp hơn.

Cung cấp dịch vụ kém chất lượng

Đó thực chất lại là vấn đề chưa được nhiều nhà thuốc quan tâm đến, vì khi nhắc đến dịch vụ khách hàng thì phần lớn chúng ta sẽ nghĩ tới các lĩnh vực doanh nghiệp khác. Nhưng mở nhà thuốc thực tế thì vẫn được xét theo một hoạt động kinh doanh thông thường. Các nhà thuốc phải cạnh tranh nhau, làm marketing, phát triển thị trường,… Để có thể tồn tại và đứng vững trong lĩnh vực mà mình đã lựa chọn. Theo xu hướng chung, dịch vụ khách hàng ngày càng được người tiêu dùng chú trọng đến. Nó còn trở thành một trong những tiêu chí để lựa chọn địa chỉ mua sắm. Điển hình trong cách tư vấn, hỗ trợ với khách hàng ở nhà thuốc thật khéo léo.

Không phản hồi, phản hồi chậm

Trong thời đại công nghệ 4.0  và xu hướng kinh doanh online, có rất nhiều nhà thuốc lên mạng. Vận hành kinh doanh cùng lúc cả hình thức bán offline và online. Nếu khách hàng có thể mua sắm, nhận tư vấn, hỗ trợ với rất nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, khi chỉ bán trực tiếp tại nhà thuốc thì tình trạng không phản hồi, hoặc phản hồi chậm với khách hàng vẫn thường xuyên xảy ra. Nhất là khi đông khách, các dược sĩ không đủ khả năng để quan sát, xử lý mọi yêu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, rất nhiều người sẽ không để kiên nhẫn hay phật ý mà rời đi.

Phương thức liên lạc khó khăn

Các nhà thuốc đều cung cấp rất rõ số điện thoại để khách hàng có thể thuận tiện liên lạc cho mình. Hơn nữa, nếu nhà thuốc mở rộng kênh bán hàng online thì khách hàng cũng có thêm các phương thức liên lạc khác. Có rất nhiều nhà thuốc cung cấp đầy đủ phương thức liên lạc, có website, fanpage nhưng đôi khi chỉ là “hình thức”. Tức là khi có câu hỏi, thắc mắc khách hàng liên hệ đến lại không giải đáp ngay được. Thậm chí điện thoại không có người nhấc máy. Điều đơn giản này lại cũng là một trong các nguyên nhân nhà thuốc mất khách.

Khách hàng khó trả lại sản phẩm

Việc mua thuốc tại các tiệm nhỏ, giá trị thấp chắc có lẽ không ai quan tâm đến. Thậm chí, dù không sử dụng được nhưng nhiều người cũng không nghĩ đến việc trả lại. Nhưng đối với nhà thuốc lớn, có xuất hóa đơn, đơn hàng giá trị thì trong một vài trường hợp nhất định, khách vẫn có thể trả lại sản phẩm, ngay cả khi đảm bảo các điều kiện cần thiết sẽ là một điểm trừ rất lớn.

Làm mất lòng tin của khách hàng

Một trong những nguyên nhân nhà thuốc mất khách, khách hàng rời bỏ đi chính là do mất lòng tin. Sự uy tín – tin tưởng luôn là yếu tố quan trọng trong kinh doanh, nhất là đối với việc giữ chân khách hàng. Hơn nữa, khi kinh doanh các sản phẩm thuốc, dù là thực phẩm chức năng đi chăng nữa, thì điều này lại càng quan trọng hơn. Khi nhà thuốc tư vấn không đúng, giới thiệu cho khách hàng những loại thuốc không mang đến hiệu quả cao, hộp đựng bị rách, cũ,… Rất khó để có  thể tạo dựng được lòng tin với khách hàng của mình.

Không chịu trách nhiệm

Khi khách hàng yêu cầu trả lại sản phẩm, phàn nàn đến các vấn đề khác nhưng lại bị phớt lờ, gặp hết người này đến người kia mà mãi không được giải quyết thì chắc chắn không ai cảm thấy dễ chịu chút nào. Ngay cả bản thân chúng ta, nếu rơi vào những tình huống này cũng sẽ bực mình ngay tức thì. Thậm chí, bạn sẽ không còn quan tâm đến vấn đề của mình là gì nữa, mà quay sang đôi co về vấn đề thái độ và trách nhiệm. Một nhà thuốc không chịu trách nhiệm thì lẽ dĩ nhiên là khách hàng sẽ dần rời bỏ.

>>> Đọc thêm Chiến lược kinh doanh nhà thuốc tại đây 5 chiến lược kinh doanh nhà thuốc

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *