Thuốc Zlatko có tác dụng cải thiện đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Thuốc có thể kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập thể dục và sử dụng cùng các thuốc hạ đường huyết khác để tăng hiệu quả điều trị. Vậy thực sự Thuốc tốt không? Có tác dụng như thế nào? Lưu ý gì khi sử dụng thuốc. Hãy cùng Dược Bảo Phương tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về Thuốc Zlatko

1. Thuốc Zlatko là thuốc gì?

Thuốc Zlatko là thuốc có tác dụng phối hợp trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén bao phim, với 2 loại là Zlatko-25 và Zlatko-100. Quy cách đóng gói là hộp 3 vỉ x10 viên. Cụ thể:

  • Zlatko 25: viên nén tròn, bao phim màu hồng. Một mặt của viên thuốc có dập logo đặc biệt, mặt kia có dập vạch ngang.
  • Zlalko 50: viên nén tròn, bao phim màu vàng cam, hai mặt trơn.
  • Zlatko 100: viên nén dài, bao phim màu vàng cam, hai mặt trơn.

Đây là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM). Trải qua 19 năm phát triển, DaviPharm đã trở thành một trong những công ty sản xuất thuốc lớn nhất tại Việt Nam. Các sản phẩm của công ty này luôn mang đến chất lượng tốt, an toàn, hiệu quả cao trong phòng bệnh và điều trị. Hiện, Thuốc Zlatko được phân phối trên cả nước và Dược Bảo Phương độc quyền phân phối.

2. Thành phần

Thuốc Zlatko được nghiên cứu và thiết kế với thành phần hoạt chất chính là Sitagliptin (dưới dạng sitagliptin phosphat monohydrat) và một số tác dược cao cấp có chọn lọc kỹ càng khác nữa.

Với Zlatko-25: Hoạt chất Sitagliptin hàm lượng 25mg. Thành phần tá dược gồm: Natri lauryl sulfat, mannitol, cellulose vi tinh thể (Avicel 101), croscarmellose natri, magnesi stearat, HPMC 615, PEG 6000k, titan dioxyl, talc, màu đỏ oxyd sắt đỏ.

Với Zlatko-50: Sitagliptin có hàm lượng 50mg. Cùng các tá dược: Povidon, cellulose vi tinh thể (Avicel 101), lactose monohydrat, natri starch glycolt, Silicon dioxyd, magnesi stearat, HPMC 615, PEG 6000, titan dioxyd, talc, màu oxyd sắt đỏ, màu sunset yellow, màu oxyd sắt vàng.

Với Zlatko-100: Sitagliptin có hàm lượng 100mg và kết hợp với tá dược khác. Gồm: Povidon, cellulose vi tinh thể (Avicel 101), lactose monohydrat, natri starch glycolt, Silicon dioxyd, magnesi stearat, HPMC 615, PEG 6000, titan dioxyd, talc, màu oxyd sắt đỏ, màu sunset yellow, màu oxyd sắt vàng.

3. Công dụng của Thuốc Zlatko như thế nào?

Thuốc Zlatko chứa hoạt chất chính là Sitagliptin, được chỉ định cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Để hiểu hơn về công dụng của Zlatko cùng tìm hiểu qua phần dược lực học và động lực học về thuốc bên dưới.

3.1 Dược lực, cơ thế tác dụng của thuốc

Thuộc nhóm điều trị đái tháo đường, chất ức chế Dipeptidyl peptidase 4(DPP-4)

Mã ATC: A10BH01.

Thuốc thuộc nhóm thuốc uống trị tăng đường huyết. Gọi là chất ức chế dipeptidyl peptidase 4 (DPP-4) có tác dụng cải thiện đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Làm điều này bằng cách làm tăng nồng độ các hormon incretin thể hoạt động.

Các hormon incretin là gì?

Các hormon incretin được phóng thích từ ruột suốt ngày và tăng nồng độ khi đáp ứng với bữa ăn. Gồm:

  • Peptid giống glucagon 1 (glucagon-like peptide-1: GLD-1)
  • Polypeptid kích thích tiết insulin
  • Phụ thuộc vào glucose (glucose-dependent insulinotropic polypeptid: GIP).

Đây là một phần của hệ thống tham gia vào sự điều hòa sinh lý tình trạng cân bằng glucose nội môi. Khi nồng độ glucose trong máu là bình thường hoặc cao, GLP-1 và GIP tăng tổng hợp và giải phóng insulin từ các tế bào beta tuyến tụy. Bằng các đường tín hiệu nội bào liên quan đến cAMP. Điều trị bằng GLP-1 hoặc với các chất ức chế DPP-4 trong các mô hình động vật bị đái tháo đường typ 2 đã được chứng minh là:

  1. Cải thiện sự đáp ứng của tế bào beta với glucose
  2. Kích thích sinh tổng hợp
  3. Giải phóng insulin. Với nồng độ insulin cao hơn, sự hấp thu glucose ở mô được tăng cường.
  4. GLP-1 Làm giảm tiết glucagon từ tế bào alpha tuyến tụy.
  5. Giảm nồng độ glucagon, cùng với mức insulin cao hơn. Dẫn đến giảm sản xuất glucose ở gan, dẫn đến giảm lượng đường trong máu.
Ảnh hưởng của GLP-1 và GP phụ thuộc vào đường huyết

Khi nồng độ glucose trong máu thấp, việc kích thích giải phóng insulin và ức chế tiết glucagon của GLP-1 không được quan sát thấy. Đối với cả GLP-1 và GIP, kích thích giải phóng insulin được tăng cường khi glucose tăng lên trên nồng độ bình thường. Hơn nữa, GLP-1 không làm giảm đáp ứng với glucagon khi nồng độ glucose xuống thấp. Hoạt tính của GLP-1 và GIP bị giới hạn bởi enzym DPP-4, enzym giúp thủy phân nhanh chóng các hormon incretin để tạo ra các sản phẩm không hoạt động.

Sitagliptin ngăn ngừa DPP-4 thủy phân các hormon incretin, do đó làm tăng nồng độ các dạng hoạt tính của GLP-1 và GIP trong huyết tương. Bằng cách tăng nồng độ incretin dạng hoạt động, sitagliptin làm tăng phóng thích insulin và giảm nồng độ glucagon theo cách thức phụ thuộc vào glucose.

Ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tình trạng tăng đường huyết, sự thay đổi nồng độ insulin và glucagon này dẫn đến giảm nồng độ HbA1C và nồng độ glucose lúc đói và sau khi ăn. Cơ chế tác động phụ thuộc vào glucose này của sitagliptin khác biệt với cơ chế tác dụng của các sulfamid hạ đường huyết. Các sulfamid hạ đường huyết làm tăng tiết insulin ngay cả khi nồng độ glucose thấp. Và có thể dẫn đến hạ đường huyết quá mức ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 và ở người bình thường.

Sitagliptin là một chất ức chế mạnh, chọn lọc cao trên enzym DPP-4. Và không ức chế các enzym liên quan gắn là DPP-8 hoặc DPP-9 ở các nồng độ điều trị.

Nghiên cứu trên đối tượng khỏe mạnh

Nghiên cứu này kéo dài hai ngày, sử dụng sitagliptin đơn trị làm tăng nồng độ GLP-1 thể hoạt tính. Trong khi metformin đơn trị tăng nồng độ GLP-1 hoạt tính và GLP-1 toàn phần với các mức độ tương tự. Đồng sử dụng sitagliptin và metformin có tác dụng hiệp đồng đối với tăng nồng độ GLP-1 thể hoạt tính. Sitagliptin làm tăng nồng độ GIP hoạt tính nhưng metformin thì không.

3.2 Dược động học

Tác động của cơ thể bệnh thông qua quá trình hấp thụ thuốc – phân bố – chuyển hóa – thải trừ thuốc ra bên ngoài. Cùng hiểu rõ hơn tác động của cơ thể bệnh nhân trên thuốc Zlatko trong bảng bên dưới. (Trường hợp sau khi dùng 1 liều 100mg đường uống ở người khỏe mạnh) 

Hấp thuPhân bốChuyển hóaThải trừ
Sitagliptin được hấp thụ nhanh.

Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương (Tmax) 1-4 giờ.

AUC TB: 8,52 mM.hr, Cmax 950nM. Sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 87%

Thể tích phân bố TB ở trạng thái bền vững đường tĩnh mạch ở người khỏe mạnh khoảng 198l.

Tỷ lệ Sitagliptin gần kết thuận nghịch với các protein huyết tương thấp (38%)

Được chuyển hóa chủ yếu trong nước tiểu ở dạng không thay đổi và một phần nhỏ qua đường chuyển hóa.

Gần 79% được thải trong nước tiểu ở dạng không thay đổi.

Khoảng 100% chất có tính phóng xạ được thải trong phân (13%) hoặc đường tiểu (87%) trong 1 tuần dùng.

Thời gian bán thải ~12,4 giờ và sự thanh thải qua thận khoảng 350mL/phút.

Đối với các đối tượng đặc biệt khác. 

Dược động học của hoạt chất sitagliptin ở người bị đái tháo đường tuýp 2 giống như người khỏe mạnh.

– Đối với bệnh nhân suy thận: AUC tăng lên từ 1,2 lần ở bệnh nhân suy thận nhẹ (GFR>= 60 đến <90mL/phút). Từ 1,6 lần ở những bệnh nhân suy thận trung bình (GFR>= 45 đến <60mL/phút). Sự tăng về độ lớn này không có ý nghĩa trong lần sàng nền không cần điều chỉnh liều.

4. Cách dùng – liều dùng Thuốc Zlatko thế nào hiệu quả?

4.1 Liều dùng

Liều khuyến cáo của sitagliptin là 100mg x 1 lần/ngày. Khi dùng kết hợp với metformin và/ hoặc chất chủ vận PPARγ, liều của metformin và/hoặc chất chủ vận PPARγ nên được duy trì và sử dụng sitagliptin kèm theo.

Khi dùng sitagliptin kết hợp với sulphonylure hoặc với insulin, nên cân nhắc giảm liều sulphonylure hoặc với insulin để giảm nguy cơ hạ đường huyết.

Liều dùng trên đối tượng đặc biệt:

  1. Bệnh nhân suy thận

Khi cân nhắc sử dụng sitagliptin kết hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường khác, nên xem xét các điều kiện sau đây:

– Bệnh nhân suy thận nhẹ (60 mL/phút ≤GFR< 90 mL/phút): Không cần chỉnh liều.

– Bệnh nhân suy thận trung bình (45 m/phút ≤GFR< 60 mL/phút): Không cần chỉnh liều.

– Bệnh nhân suy thận trung bình (30 m/phút ≤GFR<45 mL/phút): Liều của sitagliptin là 50mg x 1 lần/ngày.

– Bệnh nhân suy thận nặng (15 m/phút ≤GFR< 30 mL/phút) hoặc suy thận giai đoạn cuối (ESRD) cần thẩm phân máu hoặc thẩm phân phúc mạc: Liều của sitagliptin là 25mg x 1 lần/ngày. Điều trị có thể được thực hiện mà không cần phải quan tâm đến thời điểm thẩm phân máu.

Do có sự chỉnh liều dựa vào chức năng thận, nên đánh giá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị và sau đó kiểm tra định kỳ.

  1. Bệnh nhân suy gan:

Không cần hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan nhẹ đến trung bình. Chưa có các nghiên cứu trên bệnh nhân suy gan nặng, nên thận trọng khi sử dụng trên đối tượng này.

  1. Trẻ em:

Tính an toàn và hiệu quả của sitagliptin ở trẻ em dưới 18 tuổi chưa được thiết lập.

  1. Người cao tuổi: Không cần hiệu chỉnh liều theo độ tuổi.

4.2 Cách dùng Thuốc Zlatko như thế nào?

Uống thuốc ngày một lần. Có thể dùng cùng lúc hoặc không cùng với bữa ăn (Lúc no hoặc lúc đói bụng).

Nếu quên thuốc, cần phải uống cùng với bữa ăn ngay khi nhớ ra, càng sớm càng tốt. Không nên uống hai liều trong cùng một ngày.

5. Chỉ định và chống chỉ định khi dùng Thuốc Zlatko

5.1 Chỉ định

Sitagliptin được chỉ định đơn trị liệu để kiểm soát đái tháo đường typ 2 (không phụ thuộc Insulin) cùng với chế độ ăn và luyện tập. Sitagliptin được dùng phối hợp với các thuốc uống chống đái tháo đường khác để kiểm soát đái tháo đường typ 2 trên những người không kiểm soát được glucose huyết khi dùng đơn trị liệu thuốc chống đái tháo đường dạng uống.

Sitagliptin còn được dùng phối hợp với metformin và piogliptazon khi cặp phối hợp này không kiểm soát được glucose huyết. Sitagliptin cũng được phối hợp với insulin (kèm theo hoặc không kèm theo metformin) khi insuliln không kiểm soát được glucose huyết.

5.2 Chống chỉ định

Chống chỉ định (không được sử dụng) với người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

6. Thận trọng khi dùng Thuốc Zlatko và cách bảo quản

6.1 Thận trọng (Những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc)

Không nên dùng sitagliptin ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 hoặc để điều trị nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đường.

Viêm tụy cấp

Sử dụng các chất ức chế DPP-4 có liên quan đến nguy cơ phát triển viêm tụy cấp. Bệnh nhân cần được thông báo về các triệu chứng đặc trưng của viêm tụy cấp: Đau bụng dữ dội và kéo dài. Viêm tụy tự khỏi khi ngừng sitagliptin (có hoặc không có điều trị hỗ trợ), nhưng rất hiếm trường hợp viêm tụy hoại tử hoặc viêm tụy xuất huyết và/ hoặc tử vong đã được báo cáo. Nếu nghi ngờ viêm tụy, nên ngừng sitagliptin và các thuốc khác nghi ngờ có khả năng gây viêm tụy: Nếu viêm tụy cấp được xác nhận, không nên dùng lại sitagliptin. Cần thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử viêm tụy.

Hạ đường huyết khi dùng liệu pháp kết hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường khác

Trong các nghiên cứu lâm sàng sử dụng sitagliptin đơn trị liệu hoặc kết hợp với các thuốc khác (như metformin và/ hoặc chất chủ vận PPAR), tỉ lệ bị hạ đường huyết tương tự ở nhóm sử dụng sitagliptin và nhóm sử dụng giả dược.

Hạ đường huyết đã được báo cáo khi sử dụng sitagliptin kết hợp với insulin và sulphonylure. Do đó, để giảm nguy cơ hạ đường huyết, nên xem xét giảm liều insulin hoặc sulphonylure.

Suy thận

Sitagliptin được đào thải qua thận. Để đạt nồng độ sitagliptin trong huyết tương tương tự như ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, nên giảm liều thuốc ở bệnh nhân có GFR < 45 mL/ phút, cũng như ở bệnh nhân có bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) cần thẩm phân máu hoặc thẩm phân phúc mạc.

Khi xem xét sử dụng sitagliptin kết hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường khác, nên cân nhắc tình trạng suy thận của bệnh nhân.

Phản ứng quá mẫn

Đã có các báo cáo hậu mãi về những phản ứng quá mẫn nghiêm trọng ở bệnh nhân dùng sitagliptin, các phản ứng này bao gồm phản ứng phản vệ, phù mạch và các bệnh lý tróc da kể cả hội chứng Stevens-Johnson. Vì các phản ứng này được báo cáo tự nguyện từ dân số chưa biết rõ cỡ mẫu, nên thường không thể ước tính chắc chắn tần suất hoặc xác lập mối quan hệ nhân quả với việc sử dụng thuốc. Các phản ứng này bắt đầu xuất hiện trong 3 tháng đầu sau khi bắt đầu điều trị với sitagliptin, vài báo cáo xảy ra sau liều đầu tiên. Nếu nghi ngờ có phản ứng quá mẫn, phải ngưng dùng sitagliptin, đánh giá các nguyên nhân tiềm năng khác và bắt đầu các trị liệu thay thế về bệnh đái tháo đường.

Pemphigoid bọng nước

Đã có các báo cáo hậu mãi về pemphigoid bọng nước ở bệnh nhân dùng thuốc ức chế DPP-4 bao gồm sitagliptin. Nếu nghi ngờ có pemphigoid bọng nước, nên ngưng sử dụng thuốc.

Cảnh báo liên quan đến tá dược

ZLATKO-100 có chứa lactose monohydrat. Người bị rối loạn di truyền hiếm gặp về dung nạp galactose, chứng thiếu hụt Lapp lactase. Hoặc rối loạn hấp thu glucose-galactose không nên sử dụng thuốc này. ZLATKO-100 có chứa màu sunset yellow có thể gây dị ứng.

6.2. Cách bảo quản

Để thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên:

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. 
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, nơi có nhiệt độ trên 30oC
  • Không bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
  • Để xa tay cầm trẻ em.
  • Không dùng thuốc quá hạn sử dụng.

7. Tương tác thuốc

7.1 Ảnh hưởng của các thuốc khác đến sitagliptin.

Nguy cơ các tương tác có ý nghĩa lâm sàng khi sử dụng đồng thời với các thuốc khác là thấp.

Các nghiên cứu in vitro

Enzym chính chịu trách nhiệm cho sự chuyển hóa hạn chế của sitagliptin là CYP3A4, với sự đóng góp từ CYP2C8. Với bệnh nhân có chức năng thận bình thường, sự trao đổi chất qua CYP3A4, chỉ đóng vai trò nhỏ trong việc thanh thải sitagliptin. Và có thể sẽ nặng hơn trong trường hợp suy thận nặng hoặc bệnh nhân thận giai đoạn cuối (ESRD). Vì lý do này, những chất ức chế CYP3A4 mạnh (như: ketoconazol, Itraconazol, ritonavir, clarithromycin) có thể làm thay đổi dược động học ở người suy thận nặng hoặc  ESRD. Tác động của các chất ức chế CYP3A4 mạnh trong bối cảnh suy thận chưa được đánh giá trong một nghiên cứu lâm sàng.

Các nghiên cứu vận chuyển in vitro

Cho thấy rằng sitagliptin là chất nền cho p-glycoprotein và chất vận chuyển anion hữu cơ (OAT3). Vận chuyển qua trung gian OAT3 của sitagliptin bị ức chế in vitro bởi probenecid (mặc dù nguy cơ tương tác có ý nghĩa lâm sàng được coi là thấp). Dùng đồng thời các chất ức chế OAT3 chưa được đánh giá in vivo.

Với Metformin: Sử dụng đồng thời, đa liều với liều 2 lần/ngày 1.000mg metformin và 50mg sitagliptin. Chúng không làm thay đổi có ý nghĩa dược động học của sitagliptin ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường typ 2.

Với Ciclosporin: Một nghiên cứu được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của ciclosporin, một chất ức chế mạnh p-glycoprotein, trên dược động học của sitagliptin. Sử dụng đồng thời liều đơn 100mg sitagliptin và 600mg ciclosporin làm tăng AUC và Cmax của sitagliptin khoảng 29% và 68%. Những thay đổi này trong dược động học sitagliptin không được coi là có ý nghĩa lâm sàng. Độ thanh thải thận của sitagliptin không bị thay đổi một cách có ý nghĩa. Do đó, các tương tác với các chất ức chế p-glycoprotein khác được dự đoán sẽ không có ý nghĩa.

7.2 Ảnh hưởng của sitagliptin đến các thuốc khác

Với Digoxin có tác động nhỏ đối với nồng độ digoxin trong huyết tương. Sau khi uống 0,25 mg digoxin đồng thời với 100mg sitagliptin mỗi ngày trong 10 ngày, AUC trong huyết tương tăng TB 11% và Cmax tăng TB 18%. Khuyến cáo không nên điều chỉnh liều digoxin. Tuy nhiên, bệnh nhân có nguy cơ độc tính digoxin nên được theo dõi khi sitagliptin và digoxin được dùng đồng thời.

Dữ liệu in vitro cho thấy sitagliptin không ức chế hoặc cảm ứng của các isoenzym CYP450. Trong các nghiên cứu lâm sàng, sitagliptin đã không thay đổi đáng kể dược động học của metformin, glyburid, simvastatin, rosiglitazon, warfarin hoặc thuốc tránh thai. Cung cấp bằng chứng in vivo về xu hướng gây ra tương tác thấp với chất nền CYP3A4, CYP2C8, P2C9 và protein vận chuyển cation hữu cơ (OCT). Sitagliptin có thể là chất ức chế p-glycoprotein nhẹ trên in vivo.

8. Tác dụng phụ không mong muốn

Tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng bao gồm viêm tụy và phản ứng quá mẫn đã được báo cáo. Hạ đường huyết đã được báo cáo khi kết hợp với sulphonylure (4,7-13,8%) và insulin (9,6%).

Một số tác dụng phụ không mong muốn thường gặp  (≥1/100 đến <1/10) bao gồm: hạ đường huyết, đau đầu. Một số khác ít gặp (≥1/1.000 đến <1/100) có biểu hiện chóng mặt, ngứa. Trường hợp hiếm gặp (≥1/10.000 đến <1/1.000) có tình trạng giảm tiểu cầu.

Ngoài ra còn một số trường hợp khác chưa rõ tần suất mắc phải gồm:

  • Bệnh phổi kẽ
  • Rối loạn dạ dày – ruột (như táo bón, nôn mửa, viêm tụy cấp, viêm tụy xuất huyết hoặc hoại tử có thể dẫn đến tử vong hoặc không)
  • Rối loạn da (Phù mạch, phát ban, mày đay, viêm mao mạch, tình trạng tróc da bao gồm hội chứng Stevens-Johnson, Pemphigoid bọng nước)
  • Rối loạn cơ xương và mô liên kết: Đau khớp, đau cơ, đau lưng, bệnh khớp.
  • Rối loạn thận và tiết niệu: suy giảm chức năng thận, suy thận cấp.

Lưu ý: Giữ bình tĩnh và liên hệ ngay bác sĩ – dược sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nếu gặp bất cứ phản ứng không mong muốn nào.

9. Xử lý ra sao nếu dùng quá liều?

Trong những thử nghiệm lâm sàng có đối chứng người khỏe mạnh, sitagliptin liệu đơn đến 800mg được sử dụng. Sự tăng trong khoảng QTc là rất ít và không liên quan đến lâm sàng. Chưa có kinh nghiệm sử dụng các liều cao hơn 800mg ở người. Trong các nghiên cứu lâm sàng pha I về chế độ nhiều liều trong ngày, người ta không tìm thấy các phản ứng bất lợi trên lâm sàng liên quan đến liều khi dùng sitagliptin đến liều 600 mg/ngày trong 10 ngày và 400 mg/ngày đến 28 ngày.

Trong trường hợp quá liều, nên áp dụng các biện pháp hỗ trợ thường dùng. Như loại bỏ chất chưa kịp hấp thụ khỏi đường tiêu hóa, theo dõi trên lâm sàng (bao gồm làm điện tâm đồ). Và trị liệu nâng đỡ, nếu cần.

Sitagliptin có thể được thấm tách khá khiêm tốn. Trong nghiên cứu lâm sàng, khoảng 13,5% liều dùng được loại bỏ sau 3 – 4 giờ thẩm phân máu. Có thể xem xét thẩm phân máu kéo dài nếu phù hợp trên lâm sàng. Vẫn chưa biết rõ thẩm phân phúc mạc có thể loại bỏ được sitagliptin hay không.

10. Giá Thuốc Zlatko bao nhiêu?

Dược Bảo Phương hiện đang có những chương trình khuyến mại với chiết khấu cực kỳ hấp dẫn dành cho Quý nhà thuốc/quầy thuốc cùng vô vàn những phần quà tặng giá trị khác.

Để được biết chính xác giá của Thuốc Zlatko, bạn vui lòng để lại SĐT phía dưới nhận xét. Hoặc bấm gọi Hotline: 0917.510.510. Hoặc quét mã QR nhận tư vấn về chính sách khuyến mãi và hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi.

11. Mua Thuốc Zlatko chính hãng ở đâu?

Zlatko là thuốc kê đơn, hiện được bán tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc. Thuốc Zlatko là sản phẩm được phân phối độc quyền của Dược Bảo Phương. Do đó, quý khách hàng hoàn toàn an tâm khi mua hàng chính hãng tại địa chỉ này. Để mua Thuốc Zlatko chính hãng, hãy vui lòng bấm gọi HOTLINE 0917.510.510. Hoặc quét mã QR phía cuối bài, bấm quan tâm Zalo OA Dược Bảo Phương nhận tư vấn về chính sách khuyến mãi và hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi.

Trên đây là thông tin về Thuốc Zlatko. Thuốc chỉ định đơn trị liệu kiểm soát đái tháo đường tuýp 2 hiệu quả được chuyên gia khuyên dùng. Nếu còn thắc mắc liên quan về sản phẩm, hãy nhận xét bên dưới. Hy vọng thông tin trên hữu ích đến bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *