Trọn bộ câu hỏi thẩm định tiêu chuẩn nhà thuốc GPP (phần 1)

Trước khi đi vào hoạt động, nhà thuốc cần được đánh giá đạt chuẩn GPP. Để việc thẩm định được đánh giá tốt thì nhất định các dược sĩ sẽ phải trả lời chính xác các câu hỏi dưới đây. Hãy cùng Baphaco liệt kê các câu hỏi thẩm định nhé.

Câu 1: Thực hành tốt thuốc bán lẻ (GPP) là gì? Mục đích?

Là bộ nguyên tắc, quy chuẩn trong hành nghề tại cơ sở bán lẻ thuốc.

Mục đích: Đảm bảo cung ứng, bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng và khuyến khích sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.

Câu 2: Căn cứ thực hiện GPP?

Thông tư 02/2018/TT – BYT ngày 22/1/2018 quy định về thực hành tốt bán lẻ thuốc

Câu 3: Căn cứ chấm điểm GPP?

Dựa trên checklist gồm 9 mục kèm theo TT 02

Câu 4: Người đứng đầu nhà thuốc là ai?

Dược sĩ đại học, có chứng chỉ hành nghề

Câu 5: Hãy cho biết diện tích, độ ẩm, nhiệt độ cần có theo chuẩn GPP của nhà thuốc?

Diện tích tối thiểu 10 mét vuông. Nhiệt độ không quá 30 độ C. Độ ẩm không quá 75%

Câu 6: Hãy cho biết cách ghi nhãn đối với bao bì ra lẻ áp dụng cho thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn theo chuẩn GPP?

THUỐC KÊ ĐƠN (Rx)

THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN

Tên thuốcTên thuốc
Dạng bào chếDạng bào chế
Hàm lượng/Nồng độHàm lượng/Nồng độ
Liều dùng
Cách dùng
Số lần dùng/ngày.

Câu 7: Hồ sơ nhân viên gồm những gì?

Hợp đồng lao động, bằng cấp chuyên môn, giấy khám sức khỏe, sơ yếu lý lịch, các chứng chỉ đào tạo.

Câu 8: Các SOP cần thiết đối với nhà thuốc đạt chuẩn GPP

  • SOP về mua thuốc và kiểm tra chất lượng
  • SOP về bán thuốc kê đơn
  • SOP về bán thuốc không kê đơn
  • SOP về giải quyết với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi.
  • SOP về bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc.
  • SOP về đào tạo nhân viên nhà thuốc
  • SOP về vệ sinh nhà thuốc
  • SOP về quy trình ghi chép nhiệt độ, độ ẩm
  • SOP về sắp xếp, trình bày
  • SOP về theo dõi tác dụng phụ của thuốc

Câu 9: Hồ sơ, sổ sách liên quan đến thuốc được lưu trữ trong bao lâu?

Lưu trữ 1 năm sau khi thuốc hết hạn

Câu 10: Hồ sơ của một nhà cung cấp uy tín tối thiểu cần những gì?

  • Bảo sao giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
  • Có danh mục các mặt hàng cung ứng
  • Có danh mục các nhà cung cấp uy tín.

Câu 11: Phân biệt thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.

Thuốc kê đơn: theo hướng dẫn số 1571/BYT – KCB (danh mục 30 thuốc kê đơn)

Thuốc không kê đơn: Thông tư 07/2017/TT – BYT ngày 03/05/2017 danh  mục thuốc không kê đơn (có 243 hoạt chất)

Câu 12: Trong danh mục thuốc không kê đơn cần lưu ý gì?

Một số phối hợp với Pseudoephedrin, Ephedrin, codein,… phải kê trong sổ theo dõi.

Một số thuốc giới hạn ngày sử dụng (Omeprazol nhỏ hơn hoặc bằng 14 ngày, Ranitidin nhỏ hơn hoặc bằng 15 ngày)

Câu 13: Trong nhóm thuốc kê đơn cần lưu ý gì?

Nhóm NSAID kê đơn trừ Aspirin 325mg với chỉ định giảm đau, hạ sốt, kháng viêm thì không kê đơn (Nhưng với Aspirin 81mg với chỉ định chống huyết khối thì phải kê đơn)

Nhóm thuốc nội tiết tố kê đơn, trừ thuốc tránh thai không kê đơn.

Vaccine và sinh phẩm y tế kê đơn, trừ men vi sinh không kê đơn.

>>> Đọc thêm: Quy định mở quầy thuốc, nhà thuốc 2023 có gì mới?

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *