Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? 

Theo các chuyên gia, rối loạn tiền đình là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời nó sẽ trở thành bệnh lý nền tác động đến sự phát sinh của nhiều căn bệnh và các ảnh hưởng, biến chứng đáng lo ngại.

Rối loạn tiền đình gây ra những biến chứng gì?

Suy giảm chất lượng cuộc sống

Những triệu chứng của rối loạn tiền đình như đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, hoa mắt, loạng choạng gây ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động hằng ngày của người bệnh như khả năng lái xe, dễ bị té ngã do mất thăng bằng đột ngột, đặc biệt là vào ban đêm, đang làm việc trên cao hoặc điều khiển phương tiện giao thông… gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh và những người xung quanh.

Dễ bị trầm cảm

Những người bị rối loạn tiền đình thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, hay buồn nôn khan, sinh hoạt khó khăn, đứng không vững… khiến cuộc sống hoàn toàn bị đảo lộn, mệt mỏi, lạc lõng, chán nản và rơi vào trầm cảm lúc nào không biết.

Suy giảm trí nhớ 

Hầu hết những người mắc chứng rối loạn chức năng tiền đình luôn đi kèm theo sự kém tập trung, suy giảm trí nhớ. Nguyên nhân là do não bộ phải tập trung làm việc nhiều hơn để giữ cho cơ thể được cân bằng, duy trì tư thế thẳng đứng, đi theo đường thẳng… tăng nguy cơ suy giảm chức năng não.

Giảm thính giác, thị giác

  • Gây nghe kém, thường xuyên bị ù tai, nặng tai, thậm chí là điếc vĩnh viễn. Biến chứng này thường xảy ra ở những người bị tổn thương chức năng tiền đình ngoại vi.
  • Người mắc chứng rối loạn chức năng tiền đình do viêm dây thần kinh có thể làm thay đổi cơ chế phối hợp hoạt động của hệ thống tiền đình và thị giác. Lúc này, thị lực của người bệnh trở nên nhạy cảm hơn với các triệu chứng như hoa mắt, khó khăn trong việc chuyển động mắt, cử động đầu…

Tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ

Những người bị rối loạn tiền đình do hệ mạch máu não sẽ làm tăng nguy cơ bị tai biến, đột quỵ cực kỳ nguy hiểm. Lúc này người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời bằng các biện pháp thích hợp.

Ngoài ra, nếu không được chữa trị kịp thời còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thiếu máu não, huyết áp thấp…

Biện pháp chẩn đoán 

Rối loạn tiền đình là tổn thương liên quan đến sự hoạt động của hệ thống thần kinh, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự hoạt động của tai, mắt và các bộ phận khác trên cơ thể. Mặt khác, các triệu chứng tiền đình thường dễ bị nhầm lẫn với với chứng tăng huyết áp, thiếu máu não… Vì vậy, bắt buộc phải tiến hành thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán thăm dò chức năng mới có thể đưa ra kết luận chính xác.

Khám lâm sàng

Bước đầu tiên trong quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình sẽ dựa vào các dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Chóng mặt: Người bệnh có cảm giác bồng bềnh, đồ vật xoay tròn xung quanh, khó chịu kèm theo các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như sợ ngã, vã nhiều mồ hôi, buồn nôn, nôn ói… Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm xoay vòng sử dụng kính video hoặc các điện cực để theo dõi chuyển động của mắt trong khi đầu di chuyển.
  • Mất thăng bằng: Những người bị rối loạn tiền đình ngoại biên sẽ bị mất thăng bằng rất dữ dội trong giai đoạn đầu hoặc ở mức độ vừa phải thông qua một số nghiệm pháp kiểm tra như bước đi hình sao, dấu hiệu Romberg
  • Rung giật nhãn cầu: Đây là bài test ở cả hai nhãn cầu và đặc trưng bởi sự xuất hiện đều đặn và có nhịp, liên tục thay đổi hướng của sự chuyển động xen kẽ nhau… Thực hiện điện ký rung giật nhãn cầu (ENG) là một quy trình bao gồm các xét nghiệm điện và sử dụng nguồn điện cực nhỏ tác động đến vùng da xung quanh mắt để đánh giá mức độ rối loạn chức năng tiền đình.

Các xét nghiệm chẩn đoán hiện đại

Một số xét nghiệm chẩn đoán được áp dụng phổ biến như:

  • Kiểm tra thính giác như đo âm ốc tai OAE nhằm theo dõi sự hoạt động của các tế bào lông chuyển bên trong ốc tai bằng cách đo sự đáp ứng của các tế bào này với các kích thích âm thanh.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI, CT scan, điện não đồ, chụp X – quang sọ não nhằm phát hiện các khối u, nguy cơ đột quỵ và những bất thường liên quan đến các mô mềm như u góc cầu tiểu não, tai biến mạch máu não…
  • Siêu âm hệ mạch cành đốt sống bằng cách bóc tách động mạch gây tắc mạch, hẹp động mạch, xác định mảng xơ vữa…

>>> Đọc thêm về chứng bệnh này tại đây Rối loạn tiền đình: tất tần tật những điều cần biết (phần 1)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *